Theo Luật hải quan 2014: Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hoá, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.
Thông qua Nghị định 59/2018/NĐ-CP, những đối tượng chịu sự giám sát hải quan là:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý, sản phẩm văn hóa, di vật, cổ vật, bảo vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan;
- Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
- Hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan; hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đang lưu giữ tại các cơ sở sản xuất của tổ chức, cá nhân;
- Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành được đưa về bảo quản chờ thông quan;
- Hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.
Những đối tượng nào phải chịu sự giám sát hải quan?
Việc niêm phong có nhiều hình thức như niêm phong bằng giấy, niêm phong bằng dây hoặc bằng khóa chuyên dụng, với mục đích bảo đảm an toàn nguyên vẹn cho hàng hóa.
Phương thức này chỉ áp dụng với trường hợp:
- Hàng hóa chuyển cửa khẩu
- Hàng hóa được dỡ xuống cửa nhập khẩu, xếp lên phương tiện khác để đến cảng đích.
- Hàng hóa xuất khẩu được kiểm tra tại địa điểm ngoài cửa khẩu vận chuyển ra cửa xuất khẩu.
- Hàng hóa xuất khẩu do hải quan cửa khẩu xuất để kiểm tra thực tế.
Ưu điểm: Dễ thực hiện, tốn ít thời gian và công sức
Nhược điểm: Do niêm phong bằng giấy và dây nên khó tránh khỏi việc niêm phong bị hư hỏng.
Phương thức này chỉ áp dụng với hàng hóa được lưu giữ, vận chuyển ở trong phạm vi địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan.
Ưu điểm: Việc giám sát có hiệu quả tối đa
Nhược điểm: Mất nhiều thời gian, nhân lực. Tồn tại nguy cơ gian lận của cán bộ hải quan cấu kết với doanh nghiệp thu lợi riêng.
Công chức hải quan giám sát trực tiếp
Đây là phương thức giám sát sử dụng camera đồng thời kiểm tra thông tin trên hệ thống giám sát.
Giám sát bằng thiết bị kĩ thuật
Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, tối ưu nhân lực và việc giám sát có hiệu quả cao.
Nhược điểm: Đòi hỏi sự đầu tư và sự am hiểu về kỹ thuật hiện đại của cán bộ hải quan.