background

Vận tải đường bộ

Bạn đang ở đây

Vận tải đường bộ là một trong những phương thức vận chuyển chính tại Việt Nam, chiếm 90% khôi lượng hàng vận chuyển đều phải qua hình thức này, việc thông thuộc và hiểu về các khái niệm trong vận tải đường sẽ tiện lợi trong việc quản lý, khai thác, kinh doanh phương tiện vận tải đường bộ.

Vận tải đường bộ là quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác bằng cách dùng các phương tiện di chuyển trên đường bộ như: xe tải, xe bồn, xe container, rơ moóc, xe ô tô, mô tô 2 hoặc 3 bánh, v.v…

Không chỉ đóng vai trò chủ lực trong việc lưu thông hàng hóa trong nước và ngoài nước mà còn là lựa chọn hàng đầu của hầu hết chủ hàng khi muốn chuyển hàng trong phạm vi nội thành, liên tỉnh hoặc Bắc – Nam.

Tuy vậy, cần phối hợp với những phương thức vận tải khác như đường hàng không, đường sắt, đường thủy… tạo nên loại hình vận tải đa phương thức để có thể mở rộng phạm vi giao – nhận hàng ra quốc tế.

BLUE SKY cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ với những ưu điểm vượt trội:

  •  Giá cả ổn định, hạn chế tối đa việc phát sinh, khách hàng sẽ được báo trước nếu có bất kỳ chi phí phát sinh.

  •  Dịch vụ đa dạng: Đầu kéo, xe tải, tàu lửa, thủy bộ kết hợp...

  •  Thời gian giao hàng luôn chính xác.

  •  Chi phí hợp lý và hiệu quả.

Một số khái niệm cần biết:

Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau:

  • Chiều dài lớn hơn 20,0 mét;
  • Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
  • Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét.

Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hơn 32 tấn.

Số container: là một dãy ký tự gồm 4 chữ và 7 số, số cuối cùng là số kiểm tra.

Phiếu EIR (Equipment interchange receipt): Phiếu giao nhận container dùng để xác định việc lấy container ra khỏi cảng, xác định tình trạng container trước và sau khi rời khỏi cảng, làm căn cứ cho hãng tàu phạt tiền sửa chữa container hay không, để lấy cược container.

Thông tin phương tiện vận chuyển bao gồm:
Tên đơn vị vận tải ( chữ in hoa), Số điện thoại, khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông(tấn), khối lượng bản thân (tấn), khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông (tấn),(khung bao ngoài có thể bố trí dạng hình chữ nhật, hình tròn hoặc bán nguyệt), đối với rơ – mooc có thêm khối lượng toàn bộ của sơ mi rơ moóc phân bố lên cơ cấu kéo (mâm xoay). Đây là nhưng thông tin bắt buộc đơn vị khai thác vận tải phải niêm yết theo quy định tại Phụ lục 26 kèm theo thông tư 63/2014/TT-BGTVT.

Trạm thu phí: nơi thực hiện việc thu phí phương tiện tham gia giao thông đường bộ, thường mỗi trạm thu phí có một mức thu khác nhau cho mỗi loại phương tiện, mỗi lần qua trạm sẽ có một phiếu thu đó cũng được xem như là hóa đơn để cho doanh nghiệp vận tải khai thuế.

Đường cấm: có hai loại cấm đó là cấm giờ và cấm trọng tải, đối với các tuyến thành phố thì thường có cấm giờ là chủ yếu, còn cấm tải thường rơi vào các con đường nhỏ, hoặc cầu có sức chịu tải nhỏ thua tổng khối lượng toàn bộ xe và hàng.

Liên hệ tư vấn báo giá Mr Đạt zalo/tell 0777936855

 

 

 

 

Chuyên gia Tư Vấn Hải Quan-Giải pháp xuất nhập khẩu cho mọi doanh nghiệp Việt Nam.

Mr Đăng Tuấn- SĐT: 0914833340

Email: dangtuan@xnkbluesky.com

Email: info@xnkbluesky.com