background

Logistics ngược là gì? Những thông tin cần biết về logistics ngược

Bạn đang ở đây

Logistics ngược là gì?

Logistics ngược (logistics thu hồi) là một loại hình quản lý chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa từ khách hàng trở ngược lại người bán hoặc nhà sản xuất. Khi khách hàng nhận sản phẩm, các quy trình như trả về nơi sản xuất hoặc tái chế yêu cầu hậu cần ngược lại.
Nói một cách khác, logistics ngược gồm tất cả các hoạt động liên quan đến công việc thu hồi, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp và tái chế những sản phẩm hay vật liệu xảy ra những vấn đề như hỏng, chất lượng hàng hóa không đảm bảo được yêu cầu của khách hàng.
Có thể thấy, logistics ngược được hình thành để phục vụ nhu cầu thực tiễn về chất lượng hàng hóa và chất lượng các dịch vụ: chăm sóc, hỗ trợ khách hàng.

Logistics ngược là gì?

Logistics ngược là gì?

Vai trò của logistics ngược 

Trong quá trình thực hiện các hoạt động logistics, chúng ta có thể phát hiện rất nhiều vấn đề về chất lượng hàng hóa khi được giao đến tay người tiêu dùng. Lúc này các sản phẩm cần được nhanh chóng thu hồi và gửi trả nhà sản xuất để kịp thời có những phương án xử lý phù hợp.
Do đó, logistics ngược có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nội địa và quốc tế. Cụ thể là: 
- Góp phần nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng: Chính sách đổi trả khi phát hiện những sản phẩm kém chất lượng, không thỏa mãn nhu cầu sử dụng của khách hàng. Việc này giúp khách hàng yên tâm và hài lòng kể cả khi "không may" mua phải các sản phẩm lỗi. Đây là một lợi thế nâng cao giá trị , độ uy tín nhằm giúp công ty của mình cạnh tranh với các doanh nghiệp khác kinh doanh hàng hóa.
- Tiết kiệm chi phí cho DN: Khi phải thu hồi hàng hóa trong quá trình logistics ngược, các chi phí liên quan đến hoạt động vận chuyển, dự trữ, phục hồi, sửa chữa… hàng hóa thu hồi sẽ gia tăng. Theo ước tính, chi phí dành cho các hoạt động logistics ngược trung bình chiếm từ 3% đến 15% tổng chi phí của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, xem xét các bài toán kinh tế tổng hợp, nếu tổ chức và triển khai tốt logistics ngược thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được đáng kể các khoản chi phí khác, như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí bao bì, thu hồi được giá trị còn lại của những sản phẩm đã hư hỏng, bị loại bỏ, bán lại sản phẩm (dù có thể mức giá thấp hơn giá của sản phẩm mới) để tăng doanh thu…
- Bảo vệ môi trường: Khi nhà sản xuất thu hồi lại các sản phẩm hư hỏng, sản phẩm lỗi sẽ chủ động đưa ra các giải pháp tái chế, xử lý hợp lý và tiêu hủy để giảm thiểu tối đa số lượng rác thải ra môi trường.
Như vậy, chúng ta nhận ra rằng logistics ngược là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong hệ thống quản lý chuỗi cung ứng.

Quy trình thực hiện logistics ngược

Quy trình thực hiện logistics ngược

Quy trình thực hiện logistics ngược

Qua phân tích, có thể thấy được tầm quan trọng của logistics ngược với sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như ngành logistics. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thực hiện quy trình logistics chuẩn với 4 bước:
Bước 1: Tập hợp sản phẩm
Là hoạt động thu hồi lại các sản phẩm không bán được, sản phẩm lỗi, khuyết tật cùng với bao bì rồi tập trung chúng đến điểm thu hồi.
Bước 2: Kiểm tra sản phẩm
Tại điểm thu hồi, nhân viên sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa về mặt chất lượng, chọn lọc và phân loại hàng hóa theo các tiêu chí. Công đoạn kiểm tra này vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến cách thực hiện công đoạn tiếp theo.
Bước 3: Xử lý sản phẩm
Lúc này với những hàng hóa được thu hồi, doanh nghiệp có nhiều cách xử lý khác nhau như tái sử dụng trực tiếp, bán lại hoặc phục hồi sản phẩm: sửa chữa những sản phẩm lỗi, sản xuất lại, tháo ra để lấy phụ tùng,… Nếu không còn sử dụng được nữa thì sẽ xử lý rác thải (sao cho giảm thiểu các tác động đến môi trường)
Bước 4: Phân phối lại các sản phẩm đã được phục hồi.
Lúc này logistics sẽ diễn ra như thường lệ với các hoạt động dự trữ, vận chuyển và bán hàng. 

Bluesky