background

Hàng LCL và FCL là gì? Đánh giá mức độ khác nhau của hàng lcl và fcl

Bạn đang ở đây

Hàng FCL và hàng LCL là gì?

Hàng LCL - LCL là viết tắt của cụm từ "Less than Container Load" có nghĩa là hàng xếp không đủ một Container. Đây là thuật ngữ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một Container mà cần phải ghép chung với một số lô của những chủ hàng khác. Lúc này, Công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments) lại với nhau rồi sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích.

Việc kết hợp này gọi là gom hàng hay Consolidation. Hàng LCL (gọi là hàng lẻ hay hàng Consol) được phân biệt với hàng FCL (Full Container Load), tức hàng đã đủ để xếp nguyên container mà không cần ghép với lô hàng khác.

hàng LCL và FCL

Hàng FCL - FCL là viết tắt của cụm từ "Full Container Load" được sử dụng trong ngành công nghiệp vận tải biển quốc tế dành cho xuất/nhập khẩu hàng hóa vận tải biển.

Thuật ngữ này thường dùng để diễn tả một dịch vụ đường biển quốc tế, được thiết kế dành cho các lô hàng vận chuyển hàng hóa đại dương mà một nước xuất khẩu hay nhập khẩu sử dụng độc quyền của một Container vận tải biển chuyên dụng (thường là một Container 20 feet hoặc 40 feet). Container vận chuyển hàng hóa đường biển thường sẽ được nạp và đóng dấu ngay tại gốc, sau đó được vận chuyển bằng sự kết hợp giữa đường biển, đường sắt hay đường bộ để tới điểm cuối.

Đánh giá mức độ khác nhau của hàng LCL giữa FCL như thế nào?

Hàng FCL & hàng LCL có tính chất khác nhau

Hàng FCL & hàng LCL có tính chất khác nhau, được phân loại riêng về trách nhiệm người gửi hàng, người vận chuyển, gom hàng và nhận hàng. Bảng so sánh sau đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn:

  FCL LCL

Người gửi hàng

  • Thuê trucking hoặc tự ra cảng nhận container rỗng để đóng hàng
  • Đóng hàng tại kho hay bãi
  • Sắp xếp hàng hóa cận thận, để lại ký hiệu hàng cho người nhận.
  • Thanh toán các khoản chi phí theo đúng trách nhiệm
  • Niêm chì (seal) cho từng container
  • Truyền vận đơn cho các hãng tàu hoặc FWD.
  • Đóng và chở hàng về kho CFS của người gom hàng
  • Làm thủ tục hải quan cho các lô hàng
  • Cung cấp đầy đủ thông tin cho người gom hàng để làm vận đơn
  • Xem xét và kiểm tra các thông tin draft bill và nhận lại vận đơn.

Người vận chuyển

  • Người vận chuyển sẽ gửi lại bản draft bill để người gửi kiểm tra thông tin, sau đó mới phát hành vận đơn và khai manifest
  • Nhận container từ người gửi hàng và bốc hàng lên tàu, sắp sếp container phù hợp để tàu nhổ neo an toàn
  • Khi đến điểm giao hàng, dỡ container từ tàu đưa lên bãi và giao cho người nhận
  • Trước khi giao lưu ý phải làm D/O khi hàng đến và check thông tin vận đơn từ người nhận hàng.
  • Người vận chuyển gửi lại bản draft bill để người gửi hàng kiểm tra thông tin, sau đó phát hành vận đơn và khai manifest
  • Nhận container từ người gửi và bốc hàng lên tàu, sắp sếp container phù hợp để tàu nhổ neo an toàn
  • Khi đến điểm giao hàng thì dỡ container từ tàu lên bãi và giao cho người nhận
  • Trước khi giao hàng lưu ý phải làm D/O khi hàng đến và check thông tin vận đơn từ người nhận hàng.

Người gom hàng

Chỉ áp dụng cho hàng LCL.
  • Chịu trách nhiệm liên hệ với khách hàng thay bên vận chuyển: Thông báo tiến độ giao hàng của đơn hàng
  • Cấp house bill cho khách hàng.

Người nhận hàng

  • Người nhận hàng nên chủ động liên hệ với bên gửi về các chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan nhận hàng.
  • Nhận container hàng và vận chuyển về kho, sau khi dỡ hàng, trả container về đúng địa chỉ quy định của hàng tàu.
  • Thanh toán các khoản phí theo đúng trách nhiệm như local charges, D/O, phí cược container.
Tương tự với hàng FCL nhưng không cần đóng phí cược container và đóng thêm phí handling charges. 

 

Bluesky